[RPA Tips] Cách sử dụng Try Catch trong akaBot Studio

Giới thiệu:

Try Catch là một activity được sử dụng để handle các tình huống lỗi có thể xảy ra trong lập trình ứng dụng RPA, lỗi đó có thể là không tìm thấy element cần click, không tìm thấy file cần đọc,… bằng cách sử dụng Try Catch, RPA Developer có thể quyết định được trong một tình huống lỗi cụ thể thì Bot sẽ nên có cách xử lý như thế nào, qua đó làm tăng tính bền vững của RPA Bot

Cấu trúc:

Gồm có 3 phần:

  1. Try: các câu lệnh được thực hiện trong khối Try, nếu có lỗi thì sẽ tiếp tục thực thi khối lệnh trong Catches
  2. Catches: Bot sẽ duyệt qua các exception đã được định nghĩa trong Catches nếu như lỗi vừa xuất hiện ở Try thuộc các exception đã được định nghĩa trong Catches thì bot sẽ thực thi câu lệnh tương ứng với lỗi đó. Ví dụ một số loại Exception
  3. Finally: Sau khi thực hiện câu lệnh ở Try và Catches (Nếu có lỗi ở Try) thì bot sẽ thực thi các câu lệnh ở Finally

Những điều cần lưu ý khi áp dụng:

  1. Một khối try catch có thể có nhiều loại Exception, khi có lỗi xảy ra loại exception chính xác hơn với tình huống lỗi sẽ được thực thi

Ví dụ ở đây có 2 loại exception được định nghĩa, câu lệnh ở Try đang cố lấy ra một phần tử từ trong một stack rỗng, lúc này các dòng lệnh trong lỗi InvalidOperationException sẽ được thực thi

  1. Phân biệt giữa System Exception và BusinessRuleException:
    System Exception là các lỗi xảy ra khi bot thực thi câu lệnh và tương tác với môi trường, thông thường các lỗi loại này sẽ khó được xác định đầy đủ.
    BusinessRuleException là các lỗi được định nghĩa bởi quy trình nghiệp vụ, ví dụ như khi giá trị một trường dữ liệu trên trang web là 0, không có lỗi hệ thống nào nhưng cần một hướng xử lý khác khi lỗi này xảy ra (gửi email thông báo cho user chẳng hạn,…) các lỗi này nên được định nghĩa đầy đủ và chính xác trong tài liệu đặc tả quy trình

Hi vọng bài viết phần nào giúp các bạn hiểu hơn về sử dụng Try Catch trong akaBot, chúc các bạn thành công ^^